Adidas đang làm gì để có thể cắt giảm chi phí?

Ông McNamara cũng cho biết thêm Adidas dự kiến sẽ cắt giảm hoạt động sản xuất quần áo và giày tại Trung Quốc. Thay vào đó, công ty sẽ tăng cường sử dụng các nhà máy tại Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Myanmar.
Tình trạng chi phí nguyên liệu và nhân công tăng vọt đang là nguyên nhân khiến cho hãng sản xuất giày lớn thứ nhì thế giới là Adidas tìm cách kiểm soát tình hình tài chính trong thời gian tới.


Adidas cho biết mức chi phí tăng cao cộng với thay đổi tỷ giá ngoại tệ có thể khiến mức lợi nhuận biên của công ty giảm 0,5-1% trong năm 2016.

Có nhiều khả năng Adidas sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tăng giá, thu hẹp số lượng sản phẩm, cũng chuyển dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc sang một nước có chi phí thấp hơn.

Ông John McNamara, hiện là người phụ trách nguồn sản phẩm toàn cầu của Adidas, chia sẻ rằng nhiều khả năng chi phí nhân công sẽ còn tiếp tục tăng 11-15% mỗi năm. Trong khi đó, giá nguyên vật liệu như vải cotton và nylon có thể tăng từ 1-4%.

Bạn có ý tưởng startup. Bạn muốn khởi nghiệp. Hãy đến với website startup của chúng tôi để biết thêm các bài học kinh doanhbí quyết thành côngxây dựng thương hiệumarketing online...

Ông McNamara cũng cho biết thêm Adidas dự kiến sẽ cắt giảm hoạt động sản xuất quần áo và giày tại Trung Quốc. Thay vào đó, công ty sẽ tăng cường sử dụng các nhà máy tại Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Myanmar.

Bên cạnh đó, Adidas cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất được tự động hóa cao độ tại Đức. Các robot tại nhà máy này sẽ sản xuất thử 500 đôi giày thí điểm vào đầu năm tới để kiểm tra tính khả thi của chương trình tự động hóa.

Hiện nay, các nhà thầu của Adidas đang sử dụng hơn 1 triệu lao động làm việc trong các nhà máy tại Trung Quốc và Đông Nam Á. Hàng năm, số nhân công này sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày và các sản phẩm quần áo.

Adidas cho biết hiện họ đang lên kế hoạch tăng giá mạnh tại một vài khu vực, và nhấn mạnh rằng sẽ không cắt giảm chi phí tiếp thị, vốn đã chiếm tới 13-14% doanh thu.


Bí Quyết Lãnh Đạo
Bí Quyết Giao Tiếp
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG
Social Marketing

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những quy tắc quản lý đơn giản của Tony Robbins

10 lời khuyên tệ hại và bài học kinh doanh rút ra từ đó

“Cuộc đua” để giành quyền kiểm soát Vang Đà Lạt đã ngã ngũ